Thực trạng ô nhiểm không khí hiện nay
Trong những năm gần đây câu chuyện về ô nhiễm không khí lên ngôi. Khi con người bắt đầu cảm thấy khó chịu với bầu không khí đang thở, báo động khi quan trắc chất lượng không khí trạm đo. Ô nhiễm không khí chính là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí, chủ yếu do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ được đưa vào không khí, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và cũng có thể gây hại cho các sinh vật khác như động vật và cây lương thực, và có thể làm hỏng môi trường tự nhiên hoặc xây dựng. Hoạt động của con người và các quá trình tự nhiên có thể gây ra ô nhiễm không khí.
Xem thêm các bài viết khác:
Nguyên nhân gây ô nhiểm môi trường nước
Những con số khiến bạn bất ngờ hậu quả mà thế giới đang gánh chịu:
- Theo WHO, hàng ngày có khoảng 93% trẻ em trên thế giới dưới 15 tuổi (1,8 tỷ em) hít thở bầu không khí ô nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của các em.
- Hơn 40% dân số thế giới - bao gồm 1 tỷ trẻ em dưới 15 tuổi - bị tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong nhà ở mức độ cao, chủ yếu là do nấu ăn bằng các công nghệ và nhiên liệu gây ô nhiễm.
- 1/10 ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi là do ô nhiễm không khí.
- Ước tính năm 2016 có khoảng 600.000 trẻ em qua đời do các bệnh gây ra bởi không khí ô nhiễm.
Thế ô nhiễm không khí ơi! Vì sao bạn đến với thế giới này để gây hậu quả thảm khốc đến vậy?
Chất ô nhiễm được chia làm hai loại là sơ cấp và thứ cấp. Chất gây ô nhiễm sơ cấp là những chất phát tán trực tiếp vào khí quyển từ nguồn phát thải, ví dụ như tro phát tán từ quá trình đốt chất thải rắn. Chính vì thế, tác động của nó dễ dàng nhận thấy ngay tại nguồn phát thải hoặc vùng lân cận. Chất gây ô nhiễm thứ cấp được hình thành thông qua phản ứng của chất gây ô nhiễm sơ cấp hoặc tiền chất gây ô nhiễm phát tán trong khí quyển.
Nguyên nhân gây ô nhiểm không khí.
- Nguyên nhân từ tự nhiên gây ô nhiểm không khí
• Gió: Bụi bẩn, mùi hôi ô nhiễm bị gió mang đi và vận chuyển từ nguồn ô nhiễm qua nguồn chưa ô nhiễm. Bạn thấy rất rõ ô nhiễm xuyên biên giới, khi những năm mà Indonesia cháy rừng thì các khu vực phía Nam bầu không khi u ám, chỉ số chất lượng không khi tăng cao. Gió cũng nguy cơ cao khiến cho nguồn ô nhiễm không khí lan rộng.
• Bão: Nếu trường hợp bão cát mang theo bụi mịn (PM10, PM2.5) làm gia tăng ô nhiễm không khí nhưng chỉ xảy ra một số khu vực ven biển.
• Cháy rừng: Khi cháy rừng thì khí CO2, NOx được phát thải ra rất nhiều, đồng thời cây xanh bị cháy nên việc cung cấp khí O2 bị dừng lại. Tuỳ diện tích và thời tiết mà đôi khi không thể kiểm soát đám cháy thì nguy cơ ô nhiễm không khí thật thảm khốc.
• Quá trình phun trào núi lửa: Ban đầu trước khi nhung nham phun trào thì núi lửa xuất hiện những dấu hiệu là phun tro bụi. Khi những cột nhung nham phun lên thì kéo theo khí độc hại phun trào trong đó như CO2, NOx, H2S,…
- Nguyên nhân từ con người dẫn đến ô nhiểm không khí.
• Phát thải từ công nghiệp: Đốt nhiên liệu, phát thải trong quá trình sản xuất.
• Phát thải từ xe cộ: Phát thải từ động cơ, lốp và má phanh và hao mòn của đường xá, bay hơi nhiên liệu.
• Nhà ở: Quá trình đun nấu, thắp sáng, những sản phẩm vệ sinh (dầu gội, chất tẩy rửa,…)
• Nhà máy nhiệt điện than: Đốt than, dầu khí, năng lượng sinh khối và chất thải.
• Hoạt động xây dựng: Đốt nhiên liệu, phát thải trong quá trình xây dựng
• Phát thải từ nông nghiệp: Dung môi từ thuốc trừ sâu, phân bón và chất thải phụ phẩm nông nghiệp. Đặc biệt khu vực Miền Bắc Việt Nam thói quen đốt rơm rạ phát thải ra nhiều khi độc, khiến cho ô nhiễm không khí gia tăng. Miền Bắc nếu vào mùa thu điều kiện thời tiết khiến cho không khí ô nhiễm thể khuếch tán và tích tụ làm ô nhiễm thêm trầm trọng. Chất thải chăn nuôi sử dụng làm hầm biogas nếu trường hợp mà bể hầm thì lượng CH4 được thải ngoài môi trường.
• Sinh hoạt: Rác thải trong quá trình sinh hoạt không được phân loại và tái chế hợp lý. Khiến cho những loại rác đặc biệt là rác hữu cơ tích tụ lâu ngày gây ô nhiễm không khí tại nhà. Quy trình xử lý rác tại Việt Nam chủ yếu là chôn lấp rác thế nên khi chôn lấp một lượng lớn CH4 phát thải và đòi hỏi công nghiệp xử lý phù hợp.
Thế nên trong mọi hoạt động của bạn đều ảnh hưởng đến môi trường xung quanh đặc biệt là không khí. Bạn hãy suy nghĩ kỹ hơn khi loại bỏ bất kỳ một đồ vật nào, nếu bạn có loại bỏ thì hãy lựa chọn nơi loại bỏ đúng cách.
- Chuyên thu mua sắt thép phế liệu giá cao, chuyên nghiệp (04.09.2023)
- Giá đồng phế liệu, đồng phế liệu là gì và có mấy loại? (04.09.2023)
- Chuyên thu mua phế liệu sắt giá cao - địa chỉ uy tín, chất lượng, chuyên nghiệp (04.09.2023)
- Thu mua phế liệu inox: Địa chỉ tin cậy để thu hồi và tái chế (04.09.2023)
- Phế liệu là gì? Bảng giá phế liệu hôm nay như nào? (04.09.2023)
- Mua phế liệu sắt, thu mua phế liệu sắt giá cao miền Nam (04.09.2023)
- Giá nhôm phế liệu và quy trình mua nhôm phế liệu (04.09.2023)
- Giá sắt phế liệu tại TP HCM và những thông tin cần biết (04.09.2023)
- Vì sao nên bán phế liệu, những loại phế liệu có giá bán cao (04.09.2023)
- Thu mua phế liệu chì: Giải pháp tốt cho bảo vệ môi trường (04.09.2023)