Hợp kim được hiểu là dung dịch rắn của nhiều nguyên tố kim loại, hoặc kết hợp giữa nguyên tố kim loại và phi kim. Đặc trưng của hợp kim là mang tính kim loại, thể hiện qua việc dẫn nhiệt cao, dẻo, có ánh kim, dễ biến dạng… Để biết được có những loại hợp kim nào và phân loại hợp kim ra sao, hãy cùng chúng tôi tham khảo trong bài viết dưới đây.
Hợp kim là dung dịch rắn của nhiều nguyên tố kim loại, hoặc kết hợp giữa nguyên tố kim loại và phi kim, có độ bền và giá trị sử dụng cao.
1. Hợp kim là gì?
Hợp kim là nguyên vật liệu được sử dụng chủ yếu trong ngành khai thác, công nghiệp điện tử, đồ gia dụng. Bản chất là sự kết hợp giữa kim loại và á kim, hợp kim có thể tạo ra nhiều sản phẩm kim loại có tính ưu việt.
Hợp kim có đặc tính giống các sản phẩm của kim loại thông thường, khác với đặc tính của kim loại hợp thành. Trong sản xuất, hợp kim cho những đặc tính vượt trội so với kim loại nguyên chất hợp thành. Ví dụ hợp kim của sắt là thép, thép có độ bền vượt trội hơn so với sắt.
Các đặc tính vật lý của hợp kim như: Độ kháng cự, tính điện, hệ số dẫn nhiệt, mật độ, kim hóa...không khác nhiều so với kim loại được hợp kim hóa. Trong khi đó các đặc tính cơ khí thường như: Độ bền, độ cứng, khả năng chống mòn...thường thay đổi rõ rệt.
Phế liệu hợp kim là những sản phẩm đã qua sử dụng có chứa hợp kim, bị loại bỏ trong quá trình sản xuất hoặc không còn giá trị sử dụng. Phế loại hợp kim sau khi phân loại có thể được tái chế để sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Hiện nay có rất nhiều cơ sở thu mua phế liệu hợp kim với giá cao. Điều này không chỉ giúp người bán phế liệu hợp kim có thêm kinh tế, mà còn góp phần bảo vệ môi trường và tiết kiệm nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm.
Phế liệu hợp kim có thể tái chế nhiều lần và có giá thành cao
Xem thêm các bài viết khác:
2. Ví dụ về hợp kim
Có rất nhiều hợp kim được ứng dụng trong sản xuất. Một trong những hợp kim phổ biến nhất là thép. Thép là hợp kim của sắt và cacbon. Trong một số trường hợp, sản xuất thép còn được sử dụng thêm các yếu tố khác như vonfram, mangan, và Crom. Hợp kim thép có độ cứng cao, được ứng dụng phổ biến nhất trong công nghiệp xây dựng.
Ví dụ khác là hợp kim của đồng thau, đây là hợp kim của đồng và kẽm. So với kim loại nguyên chất là đồng và kẽm, đồng thau có độ bền và đẹp hơn hẳn. Nhiều công ty nhận ra rằng, việc sử dụng hợp kim có thể tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau một cách hiệu quả.
3. Giới thiệu về các loại hợp kim
Tuỳ thuộc vào đặc tính của hợp kim mà người ta chia ra thành nhiều loại hợp kim khác nhau. Có thể kể đến như:
Hợp kim đơn giản: Hợp kim được tạo thành giữa hai kim loại với nhau, tuy nhiên nguyên tố chính của hợp kim vẫn là kim loại. Ví dụ như latông: Cu và Zn; giữa kim loại với á kim (như thép, gang: Fe và C)
Hợp kim sắt: Hợp kim sắt còn gọi là hợp kim đen, là hợp kim với thành phần chủ yếu là sắt với các nguyên tố khác.
Hợp kim màu: Là hợp kim của các kim loại khác ngoài sắt. Ví dụ như đồng thau, đồng điếu, hợp kim nhôm, vàng tây...
Hợp kim gốm: Hay còn gọi là hợp kim bột: hợp kim của cacbua vonfram kết hợp với coban (Co), có lúc thêm titan cacbua
Hợp kim phức tạp: Hợp kim phức tạp là hợp kim có nguyên tố chính là kim loại với hai hay nhiều nguyên tố khác.
Tùy theo thành phần của nguyên tố trong hợp kim sẽ quyết định giá trị của phế liệu hợp kim khi đã qua sử dụng. Thành phần của nguyên tố trong hợp kim được biểu bị theo % khối lượng, nếu tỷ lệ % càng cao thì giá trị càng cao. Một số phế loại hợp kim giá trị nhất bao gồm:
- Phế liệu hợp kim niken: Niken là chất có giá trị khá cao, tùy vào số % niken có được trong hợp kim là bao nhiêu sẽ cho biết giá của phế liệu hợp kim.
- Phế liệu mạ hợp kim xỉ vàng, bạc và điện tử từ những linh kiện điện tử đã qua sử dụng...
Tái chế hợp kim không chỉ có giá trị về tài chính, mà còn mang ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên.
4. Tái chế hợp kim có ý nghĩa như thế nào?
Hợp kim là vật liệu có giá trị và có thể tái chế nhiều lần với những mục đích khác nhau. Việc thu mua phế liệu hợp kim không chỉ có giá trị về tài chính, mà còn mang ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên.
Tái chế hợp kim cho phép sử dụng nguồn tài nguyên ít năng lượng để xử lý hơn so với việc sản xuất các sản phẩm mới, giảm khí thải nhà kính và ô nhiễm môi trường, giảm lượng rác thải kim loại; tiết kiệm năng lượng đáng kể cho ngành công nghiệp sản xuất và nền kinh tế nước ta.
Phế liệu hợp kim là chất có nhiều tính năng ứng dụng, do đó giá thu mua phế liệu hợp kim cũng có mức giá khá cao. Để góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao nguồn thu nhập của mình, bạn có thể thu gom, phân loại hợp kim và đưa đến các địa chỉ thu mua phế liệu uy tín để từ đó tái chế hợp kim, mang lại mục đích sử dụng thiết thực, thay vì trở thành những bãi rác thải khổng lồ đe dọa bầu khí quyển và môi trường sống của con người.