Rác vô cơ là những loại rác thải mà nguyên liệu sản xuất chính từ nhiên liệu hoá thạch và không có khả năng tái tạo. Thời gian phân huỷ của các loại rác này rất lâu mất từ 50 năm đến hàng trăm triệu năm.
Những loại rác thải vô cơ và nguồn gốc của chúng ra sao?
- Những đồ dùng một lần như ly nhựa, tả bỉm, băng vệ sinh, tàn thuốc, vỏ hộp sữa,… từ quá trình sinh hoạt của con người.
- Các loại vật liệu xây dựng không thể sử dụng được hoặc đã qua sử dụng và được bỏ đi như gạch đá, đồ sành sứ, ván ép,…
- Các loại bao bì, in nhãn mác, in thông tin sản phẩm được bọc bên ngoài hộp thực phẩm, chai lọ thực phẩm,…
- Các loại túi nylon, túi bóng được bỏ đi sau khi con người đi chợ, siêu thị dùng đựng thực phẩm khô hay thực phẩm tươi sống.
- Các loại vật dụng, thiết bị trong đời sống hằng ngày của con người như quần áo, đồ da, đồ cao su, đồng hồ hỏng, băng đĩa nhạc, radio, xỉ than, ly chén bằng thủy tinh hay sử dụng, đế giày cao su, xương,… không thể sử dụng.
- Những vật liệu tự nhiên như cành cây khô, than, xương của các loài động vật,...
Xem thêm các bài viết khác tại đây.
Giải mã dây điện đồng trên thị trường
Tuy nhiên với những loại rác thải được kể trên thì có một lượng nhỏ được thu gom và bán phế liệu như: Vỏ hộp, chai nhựa, giấy báo, vải sợi, túi nhựa,… để góp phần bảo vệ môi trường, hạn chế rác thải nhựa.
- Những giấy báo cũ, tạp chí, thùng caton được sử dụng làm nguyên liệu quá trình sản xuất giấy.
- Chai lọ thuỷ tinh tạo thành vật trang trí hay nấu chảy cho ngành sản xuất thuỷ tinh.
- Vỏ hộp sữa, xỉ than được thu gom tái chế làm các sản phẩm cho ngành xây dựng như: tấm lợp sinh thái, gạch lát đường,…
Hậu quả khi rác thải vô cơ bị thải bỏ ra ngoài môi trường và đặc biệt là ni long như thế nào?
- Mỗi ngày trung bình một người bình thường đã thải bỏ tầm 1,2 – 1,5kg rác thải từ lúc mở mắt đến đi ngủ. Nếu số dân Việt Nam được làm tròn lên 100 triệu người thì có tới 120.000 – 150.000 tấn mỗi ngày. Trong số đó khoảng 16% là rác thải nhựa, tức là lượng rác thải nhựa được thải hoàn toàn ra biển tới 19.000 tấn. Hiện nay, số lượng rác thải nhựa được sản xuất từ năm 1950 đến nay chỉ có một phần rất nhỏ được xử lý còn lại chúng bị trôi nổi hoàn toàn ngoài đại dương. Khi bạn mở mắt ra và sử dụng hằng loại kem đánh răng, sữa rữa mặt, sữa tắm,…chứa những hạt siêu nhỏ li ti. Chúng được gọi là microbeads hay là những hạt vi nhựa với kích thước nhỏ hơn 5 mm, chúng được tạo thành từ sự phân huỷ nhựa. Những hạt vi nhựa như "kẻ giết người" thầm lặng.
- Báo cáo của Liên hiệp quốc cho biết hàng triệu tấn nhựa vẫn đổ xuống biển mỗi năm, đe dọa động vật hoang dã và thậm chí là chuỗi thức ăn của chính con người. Báo cáo cũng cho biết hiện có hơn 600 loài sống ở biển bị ảnh hưởng bởi rác thải nhựa. 15% các loài vị vướng hay nuốt phải rác thải nhựa có nguy cơ tuyệt chủng. Nếu tình trạng cứ tiếp tục diễn ra và rác thải nhựa không ngừng phát thải thì đến năm 2050 thì 99% các loài sẽ bị ảnh hưởng.
- Ngoài những hạt vi nhựa xâm nhập vào cơ thể con người qua gián tiếp thì nhựa sẽ dễ dàng xâm nhập trực tiếp. Khi đồ dùng nhựa một lần sẽ tan chảy trong khoảng nhiệt độ từ 70 – 800 độ C và hòa vào thực phẩm, đi vào cơ thể của bạn. Những chất độc đó tích lũy lâu ngày sẽ gây ra các bệnh vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt, trong nhựa có chứa một chất độc hại là DOP, Dioxin. Chất độc này có thể gây ảnh hưởng giới tính ở các bé nào và gây vô sinh ở các bé gái.
Hy vọng bạn hành động để hạn chế rác thải nhựa ra ngoài môi trường và tốt nhất là bảo vệ sức khoẻ mình.