79 Nguyễn Thị Tú, xã Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh, TP. HCM

vungocvht84@gmail.com

Hotline hỗ trợ:

0988688979
TIN TỨC - SỰ KIỆN

KINH NGHIỆM ĐI MUA PHẾ LIỆU TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

    Thu mua phế liệu cũng là một nghề trong vô vàn các nghề ngoài xã hội. Đây không phải là công việc nhẹ nhàng mà ngược lại khá lam lũ, vất vả, người thu mua phế liệu cũng sẽ thường xuyên sống trong cảnh đồ đạc tung tóe, bẩn thỉu, môi trường không mấy khi được sạch sẽ, gọn gàng...nhưng đổi lại sẽ mang lại nguồn thu nhập ổn định cho những người nghèo, không có bằng cấp.

    Kinh nghiêm đi mua phế liệu

    Nghề thu mua phế liệu là một nghề chính đáng

    Tìm hiểu về nghề thu mua phế liệu

    Thực tế, nghề thu mua phế liệu không được đánh giá cao, một số người còn cho rằng đây là nghề “thấp kém” và không xem trọng bởi môi trường làm việc không tốt, lam lũ và nhếch nhác. Tuy nhiên, vẫn phải khẳng định, nghề thu mua phế liệu là một nghề chính đáng, người thu mua sẽ không bao giờ phải lo lắng vi phạm pháp luật hay cạnh tranh khốc liệt bởi giá thu mua đã được định giá chung. Thu mua phế liệu có vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp tái chế, đặc biệt là trong tình hình khan hiếm tài nguyên như hiện nay.

    Mặc dù rất đơn giản, xong không phải ai thích cũng có thể khởi nghiệp với nghề thu mua phế liệu được ngay. Muốn thành công thì cũng phải học nghề, hiểu biết và các loại mặt hàng phế liệu để định giá và phân loại chúng, cũng cần biết về một số món hàng cấm mua bán như thuốc nổ, bom mìn, súng ống...để không gặp phải rắc rối trong kinh doanh. Tùy theo sự nhanh nhạy và nắm bắt của mỗi người mà thời gian học có thể kéo dài vài ngày hoặc vài tháng.

    Không phải ai thích cũng có thể khởi nghiệp với nghề thu mua phế liệu được ngay

    Xem thêm các bài viết khác:

    Giá phế liệu hôm nay

    Mẫu hợp đồng thu mua phế liệu

     

    Kinh nghiệm khi thu mua phế liệu

    Phế liệu là tên gọi chung cho tất cả những vật dụng, hàng hóa đã qua sử dụng hay không còn giá trị sử dụng nữa. Phế liệu là hàng hóa có sự đa dạng về hình thức, mẫu mã và giá trị.  Do vậy, những người không có kinh nghiệm thu mua phế liệu sẽ rất khó xử lý, nếu định giá quá cao thì dễ lỗ vốn, nếu định giá quá thấp thì không được người mua đồng ý. Do vậy, để đảm bảo kinh doanh có lãi thì trước khi muốn hành nghề thu mua phế liệu, cần phải học nghề trước, có thể là học người quen, người trong nghề. Điều cốt yếu là có thể định giá, phân loại, xử lý nguồn hàng và khả năng giao dịch với khách hàng.

    Trước khi mở cửa hàng thu mua phế liệu. Bạn có thể học ở người quen hoặc theo họ học nghề. Để nắm bắt được kỹ thuật xử lý nguồn hàng và cách thức giao dịch với khách hàng.

    Với những người có kinh nghiệm thu mua phế liệu lâu năm thì họ cho rằng, thời gian chính là yếu tố có thể ảnh hưởng tới chất lượng của dịch vụ, bởi thu mua phế liệu không thể làm cố định trong giờ hành chính, có những khi cũng phải làm thông đêm, thức đến sáng và vùi mình trong đống hàng hóa nhem nhuốc, bẩn thỉu...Chỉ khi nào chấp nhận được điều này thì việc kinh doanh mới có hy vọng khởi sắc.

    Nếu như chỉ muốn khởi nghiệp thu mua phế liệu với quy mô nhỏ thì có thể chỉ cần một chiếc xe đẩy và một cái loa với giọng thu âm sẵn “ai sắt vụn bán không?” hoặc “bàn là, tủ lạnh, máy giặt, bình ắc quy cũ hỏng bán đi…” là có thể rong ruổi khắp các con phố để hành nghề. 

    Kinh nghiệm mua bán phế liệu ở sài gòn

    Kinh nghiệm thu mua phế liệu

    Tuy nhiên, nếu muốn thu mua phế liệu với quy mô lớn thì cần phải có mặt bằng và người phụ việc, tìm đối tác và khách hàng, nguồn xử lý, đơn vị tái chế đồ phế liệu để phân phối lại sau khi thu mua. Khi mới bắt đầu khỏi nghiệp thu mua phế liệu chắc hẳn sẽ gặp không ít khó khăn và việc kiếm tiền chưa bao giờ là dễ dàng nên đòi hỏi cần phải có sự kiên trì và ham học hỏi, chấp nhận khó khăn, đặc biệt là đối với nghề này.

    Một kinh nghiệm xương máu cho những người muốn khởi nghiệp với nghề thu mua phế liệu quy mô lớn là phải xác định được các khoản chi phí sau:

    • Chi phí cho nhân công: Bao gồm khâu tháo dỡ, bốc vác, vận chuyển.
    • Chi phí kho bãi: Có mặt bằng để thu nhận phế liệu và phân loại.
    • Chi phí khác: Tiền xe cộ vận chuyển, chi phí phát sinh, bồi dưỡng công nhân…

    Thực hiện công việc thu mua phế liệu thật ra không đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ, ngoài việc không cần bằng cấp và nhiều vốn thì nó cũng tồn tại những khó khăn nhất định. Ngoài ra, phế liệu cũng có rất nhiều loại và đa dạng về mẫu mã, chất liệu, giá trị...nên người thu mua đòi hỏi phải có kiến thức phân loại và định giá tốt.  Để có thể làm được điều này thì tất nhiên cần phải học việc trong một thời gian hoặc tìm hiểu các thông tin thật kỹ từ nhiều nguồn khác nhau và rút ra kinh nghiệm từ việc đi thu mua phế liệu nhỏ lẻ. Cốt yếu là phải học được cách phân loại, định giá thì mới có thể bàn đến việc tìm cơ sở, đồ nghề để thực hiện kinh doanh thu mua phế liệu.

    Nghề nào cũng vậy, khi khởi nghiệp sẽ gặp phải muôn vàn khó khăn, bỡ ngỡ, cái chính là sự kiên trì, bền bỉ và phải trang bị cho mình các kiến thức về lĩnh vực thu mua cũng như có nguồn vốn hợp lý để trang trải trong quá trình kinh doanh. Thực tế đã có rất nhiều người “lên đời” nhờ công việc thu mua phế liệu, chính vì thế nếu bạn đang có mơ ước khởi nghiệp với nghề này thì hãy trang bị dần những kiến thức và học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước, có ý chí, ắt sẽ thành công.

     

    Bài viết khác
    Chat Zalo
    Phone
    phone