Mỗi năm, tại Việt Nam có khoảng 15 tỉ vỏ hộp sữa đã qua sử dụng bị vứt bỏ. Trong khi đó, 100% vỏ hộp sữa nói riêng và các loại phế liệu giấy nói cung có thể tái chế thành các sản phẩm có ích. Có rất nhiều lí do khiến việc tái chế vỏ hộp sữa trở không được quan tâm như: Giá thành phế liệu rẻ, quá bẩn, khó thu gom, không được phân loại riêng… Tuy nhiên, việc thu gom và tái chế vỏ hộp sữa không chỉ giảm lượng rác thải ra môi trường, mà còn có thể tạo ra nhiều sản phẩm đẹp và thân thiện.
Tái chế vỏ hộp sữa là việc làm nhỏ nhưng có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên và giảm chi phí xử lý rác thải
Xem thêm các bài viết khác:
Thanh lý tôn cũ giá cao nhất khu vực miền nam
1. Vì sao cần tái chế vỏ hộp sữa?
Theo thống kê, Tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 15 tỷ vỏ hộp sữa được thải ra môi trường, đây là một trong những loại rác thải bị vứt bừa bãi ở mọi nơi, hoặc nếu được xử lý cũng chỉ chờ đốt hoặc chôn ở các bãi giác. Thành phần vỏ hộp sữa có lớp nhựa bên ngoài thuộc loại rác thải có thời gian phân hủy lên đến hàng trăm năm. Bên cạnh đó, vỏ hộp sữa thường dính cặn sữa, có mùi hôi, lên men khi để lâu, dễ bị côn trùng cắn phá, ảnh hưởng đến không khí và sức khỏe con người.
Trái đất đang phải chịu hơn 1,3 tỷ chất thải rắn hàng năm, con số này có thể tiếp tục tăng lên 2,2 tỷ vào năm 2025. Riêng tại quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, lượng rác thải vỏ hộp sữa đã lên đến 200 tấn. Với lượng rác này, không gian sống của con người sẽ bị đe dọa bởi các bãi rác, nếu thiêu hủy số lượng rác khổng lồ ấy, con người phải đối mặt với bầu không khí độc hại...
Để giảm tải lượng rác thải ra môi trường, bảo vệ môi trường và cuộc sống của chính chúng ta, mỗi người cần có trách nhiệm trong việc phân loại và tái chế rác thải ngay trong gia đình mình. Việc làm đơn giản nhất xếp gọn và thu gom, tái chế vỏ hộp sữa để biến chúng thành các vật dụng có ích hơn.
Vỏ hộp sữa có thể tận dụng tái chế để tạo ra nhiều sản phẩm mới có giá trị
2.Những lợi ích khi tái chế vỏ hộp sữa
Nhờ tái chế rác thải, con người có thể tiết kiệm được năng lượng, nguyên vật liệu, chi phí sản xuất, cũng như giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Phân loại vỏ hộp sữa góp phần tái chế tài nguyên giấy một cách hiệu quả. Khi tái chế một tấn giấy, chúng ta có thể tiết kiệm được:
- 17 cây xanh
- 26 mét khối nước
- 318 lít dầu
- Khoảng 4000kw điện.
Số năng lượng tiết kiệm được này có thể sử dụng cho một gia đình trong vòng 5 tháng.
Hiện nay tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã triển khai các dự án thu gom và tái chế vỏ hộp sữa. Các dự án hướng đến hội phụ nữ, ngành giáo dục, trường tiểu học, mầm non (nơi trẻ dùng nhiều sữa hộp). Tại TP Hồ Chí Minh đã có gần 30 điểm thu nhập vỏ hộp sữa công cộng, với hi vọng thu gom được nhiều vỏ hộp sữa phục vụ mục đích tái chế và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân.
Tất cả chúng ta đều có thể chung tay thực hiện hành trình tái chế vỏ hộp sữa, bảo vệ môi trường
3.Quy trình tái chế vỏ hộp sữa như thế nào?
Sau khi được thu gom, phân loại, vỏ hộp sữa sẽ được chuyển đến các cơ sở tái chế để tái chế vỏ hộp sữa thành những sản phẩm có ích. Quy trình tái chế vỏ hộp sữa được thực hiện như sau:
Bước 1: Vỏ hộp sữa được thu gom và mang đến điểm thu nhận (có thể là trường học, các cơ sở thu mua phế liệu, điểm thu nhập vỏ hộp sữa công cộng…)
Bước 2: Từ điểm thu gom, vỏ hộp sữa được vận chuyển đến nhà máy tái chế.
Bước 3: Trong quá trình tái chế tại nhà máy, vỏ hộp sữa được phân tách thành bột giấy và nhôm nhựa. Từ các thành phần đó, nhà máy sẽ sản xuất thành sản phẩm tái chế.
Bước 4: Các sản phẩm tái chế sau khi hoàn thành được đưa đến tay người tiêu dùng và bắt đầu vòng đời mới.
Tất cả chúng ta đều có thể chung tay thực hiện hành trình tái chế vỏ hộp sữa, bảo vệ môi trường bằng những hành động đơn giản nhất như không vứt vỏ hộp sữa bừa bãi sau khi uống, phân loại và để vào thùng rác đúng quy định hoặc mang đến nơi thu nhận vỏ hộp… Đây tuy là những hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa vô cùng to lớn với môi trường và bầu khí quyển, đồng thời góp phần giảm chi phí xử lý rác thải cho quốc gia.