Thép giá là gì? Bố trí nó như thế nào khi thi công? Hẳn đây là thắc mắc của rất nhiều người đang có nhu cầu tìm hiểu về xây dựng. Thép giá trong dầm, cốt thép dầm,…. là những chi tiết vô cùng quan trọng và không thể thiếu ở các công trình xây dựng. Bài viết này VHT chia sẻ cho các bạn những thông tin bổ ích về vấn đề này. Nhớ theo dõi nhé!
Thép giá là gì?
Thép giá (hay còn gọi là cốt giá trong dầm) thực chất là một vùng nén của dầm mà không có cốt thép chịu lực và cần đặt cốt thép cấu tạo. Thép giá đóng vai trò là vật liên kết, mang cốt đai tạo thành khuôn cốt thép, có tác dụng tạo sự chắc chắn cho toàn bộ công trình đó.
Thép giá được đặt vào các góc của cốt thép đai và nó sẽ có đường kính từ 10mm cho đến 14mm. Tổng diện tích các thanh thép giá cần phải đảm bảo thỏa mãn các điều kiện nhất định.
Thép Giá hay còn gọi là cốt giá trong dầm.
Cốt đai hai nhánh là gì? Cốt đai hai nhánh có tác dụng gì?
Đối với thép đai hai nhánh
Thép ngang trong cột sẽ có nhiệm vụ liên kết các cốt thép dọc thành khung chắc chắn và giữ vị trí cho thép trong quá trình thi công. Lúc chịu nén cốt thép dọc có thể bị cong, làm phá vỡ lớp bê tông bảo kê và bật ra ngoài. Cốt đai cột sẽ có chức năng giữ cho nó không bị cong hay bật ra, cốt thép đai chịu lực kéo.
Đối với thép dầm
Thép đai dầm có tác dụng chính là chịu lực cắt, lực phá hoại do lực cắt mang lại theo tiết diện phương xiên vì tác dụng của ứng suất nén chính. Khi đặt cốt thép đai cho dầm hoặc cột thì người ta sẽ chọn thép trước rồi kiểm tra theo các điều kiện tính toán và điều kiện ứng suất nén chính.
Trong một số trường hợp khi mà hợp lực cắt quá lớn, có thể bổ sung thêm một số nhánh cốt đai nữa để tăng khả năng chịu lực.
Trong
Trường hợp hợp lực cắt quá lớn thì cần bổ sung thêm cốt đai.
Các nguyên tắc chung khi đặt cốt thép giá, cốt thép dầm
- Trong vùng momen lực dương, cốt thép dọc chịu lực kéo As đặt ở phía dưới, còn trong vùng momen lực âm thì đặt ở phía trên.
- Trong mỗi vùng đã tiến hành tính toán, lưu ý đặt cột thép ở tiết diện có momen lực lớn nhất. Càng ra xa tiết diện đó thì sẽ càng giảm bớt cốt thép bằng cách tiến hành cắt bớt một số thanh hoặc uốn chuyển vùng.
- Sau khi đã cắt hoặc uốn thì phải đảm bảo rằng số thép còn lại đu khả năng chịu lực theo momen lực uốn trên các tiết diện thẳng góc và ở các các tiết diện nghiêng.
- Cốt thép chịu lực phải được neo chắc chắn ở đầu mỗi thanh thép.
- Dọc theo trục, các cốt thép chịu lực ở dưới, phía trên phải được đặt phối hợp với nhau hoặc có thể đặt độc lập.
Một số yêu cầu trên bản vẽ thi công cốt thép trong dầm
- Theo quy ước trên bản vẽ, xem bê tông là trong suốt nên mặt chính phải thấy được các loại cốt thép. Trên mỗi mặt cắt ngang chỉ được thể hiện cốt thép có trong chính mặt cắt đó. Trong một số trường hợp đặc biệt có cấu tạo đơn giản thì có thể không cần vẽ thép trong mặt chính mà chỉ cần vẽ trên mặt cắt.
- Ngoài mặt chính và các mặt cắt còn cần vẽ thêm các hình triển khai các thanh cốt thép để có thể dễ giải thích và dễ thấy hơn.
- Hình dáng và kích thước của cốt thép phải được thể hiện thống nhất trong bảng thống kê. Mỗi cốt thép thường được ký hiệu bằng một con số riêng đặt trong vòng tròn và con số này phải được ghi ở nơi dễ thấy nhất trên bản vẽ.
- Trên mỗi hình vẽ cần ghi đầy đủ ký hiệu và kích thước của cốt thép.
- Với các mặt cắt có hình dạng hoặc kích thước giống nhau thì cần phải ghi ở một mặt cắt đại diện để phân biệt.
- Trong bản vẽ cốt thép, ngoài hình vẽ ra còn cần có thêm mục ghi chú và bảng thống kê. Trong ghi chú cần trình bày đầy đủ số liệu và các chi tiết của nó một cách cụ thể, rõ ràng.
Lưu ý trong
Bản vẽ thi công.
Kinh nghiệm bố trí thép giá trong xây dựng mà bạn cần biết
Để có thể thiết kế cũng như xây dựng công trình chắc chắn thì bạn cần biết được một số kinh nghiệm bố trí thép giá mà Phế liệu 24h chia sẻ dưới đây.
Chọn đường kính cốt thép dầm dọc
Đường kính thích hợp nhất để được chọn thiết kế trong dầm sàn thường là 12 – 25mm. Đây là đường kính có thể chịu được lực tốt, đảm bảo được mức độ an toàn và chắc chắn cao nhất. Việc chọn kích thước nhỏ hoặc lớn hơn đều có thể ảnh hưởng hoặc gây ra bất tiện trong quá trình thi công sau này.
Bạn cần lưu ý
Khi lựa chọn đường kính của thép.
Lớp bảo vệ cho cốt thép
Thép giá có thể được chia thành hai lớp bảo vệ là C1 và C2. Bạn cần đảm bảo rằng dù ở trong trường hợp nào thì chiều dày của lớp bảo vệ cũng không được nhỏ hơn đường kính của cốt thép cùng như giá trị Co.
Khoảng hở của cốt thép
Theo nguyên tắc, khoảng hở giữa hai mép cốt thép không được nhỏ hơn đường kính cốt thép lớn hơn và không được nhỏ hơn giá trị số to. Mỗi cùng đặt thép thành nhiều hàng tuyệt đối không được đặt ở hàng trên vào khe hở ở hàng dưới.
Nguyên tắc đặt thép giá theo phương dọc
Khi đặt thép giá, bạn cần phải đảm bảo mọi thứ cần được thực hiện theo đúng nguyên tắc mà VHT đã chia sẻ ở trên để mang lại hiệu quả tốt nhất cho toàn bộ công trình của mình.
CÔNG TY THU MUA PHẾ LIỆU MÔI TRƯỜNG VHT
- Chuyên thu mua phế liệu, xử lý môi trường trên toàn quốc.
- Chuyên thu mua: Hồ Chí Minh, Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Tiền Giang...
- Email: vungocvht84@gmail.com
- Website:www.thumuaphelieumoitruongvht.com
- Ngọc: 0988 688 979