Được xây dựng từ năm 2008, đến nay khu biệt thự Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội thành bãi trồng rau, nơi gom phế liệu.
Khu đô thị tọa lạc tại vị trí đắc địa, tiếp giáp cả 3 tuyến đường Lê Văn Lương kéo dài, Đại lộ Thăng Long – Láng Hòa Lạc và tuyến đường vành đai 3.
Cả khu biệt thự vắng như chùa bà đanh. Ảnh: Ngọc Thi
Khu đô thị
Trung Văn
với tổng mức đầu tư 1.070 tỷ đồng, bao gồm các hạng mục nhà biệt thự, sân chơi, trường học.Xem thêm các bài viết khác:
Kinh nghiệm đi mua phế liệu trong giai đoạn hiện nay
Được biết, mỗi căn biệt thự có diện tích hơn 100m2, chiều dài mặt tiền là 6m. Hiện, khu biệt thự đang bị bỏ hoang, xuống cấp nghiêm trọng.
Lối vào nhà cỏ mọc um tùm. Ảnh: Ngọc Thi
Những ngôi nhà nằm ở vị trí khá sầm uất nhưng dang dở, không một bóng người. Khu biệt thự mới xây dựng xong phần thô.
Cổng vào nhà cỏ mọc um tùm, gạch biến màu, rêu phủ xanh. Thậm chí, phần tầng hầm nơi thiết kế để xe là vũng nước đen xì, rác vứt xung quanh, mùi hôi thối.
Nước đọng ở khu tầng hầm, bốc mùi hôi thối. Ảnh: Ngọc Thi
Nhiều người dân từ tỉnh lẻ lên Hà Nội buôn bán đồng nát, phế liệu thấy những ngôi nhà bỏ hoang đã dựng tạm lều để ở. Diện mạo dự án đô thị ngàn tỷ nhìn nhếch nhác, không khác nào một khu ổ chuột.
Căn nhà chị Nguyễn Tố Uyên thuê để sinh hoạt. Ảnh: Ngọc Thi
Chị Nguyễn Tố Uyên, Nam Định, 4 năm làm công việc gom phế liệu cho biết: “Căn hộ tôi ở đã có người mua nhưng chưa có tiền hoàn thiện. Bây giờ muốn sửa sang mua sắm chắc phải mất gần chục tỷ nữa. Vì có họ hàng quen biết nên tôi thuê nhà này với giá gần 1 triệu. Nói chung bất tiện, không có điện, nước, chúng tôi phải sang nhà hàng xóm lấy nước, tắm nhờ, đi vệ sinh”.
Đằng trước ngôi biệt thự ngổn ngang phế liệu. Ảnh: Ngọc Thi
Hiện tại, nhiều căn biệt thự là nơi sinh hoạt, chứa đồ của nhiều lao động nghèo, có căn trở thành nơi chứa phế liệu, căn thì trở thành nơi sinh hoạt của hộ gia đình.
Vườn rau xanh tốt của những hộ dân lân cận. Ảnh: Ngọc Thi
Chưa có người ở, tận dụng phần đất trống, người dân sống tại khu vực lân cận quây lại trồng rau,
nuôi vịt