Hàng ngày, trong mọi công việc từ nhân viên văn phòng hay học sinh đều sử dụng giấy với nhiều mục đích khác. Nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thì những nhà sản xuất giấy cũng nghiên cứu và đưa ra thị trường những mẫu mã giấy càng ngày càng thu hút, đáp ứng nhu cầu, mong đợi với người tiêu dùng.
Hiện tại, trên thị thường có rất nhiều loại giấy nào?
Phân theo những mục đích của người sử dụng:
- Giấy sử dụng cho in ấn (in menu, in namecard,…) đây những loại giấy không được tráng.
- Giấy sử dụng làm bao bì, túi giấy, bao thư,… là những giấy kraft.
- Giấy mỹ thuật, giấy thấm nước, giấy carton.
- Giấy mềm, giấy nhám, giấy dán tường.
- Giấy than sử dụng để copy nội dung, tương tự như photocopy.
- Giấy nến sử dụng làm bánh
- Giấy thơm, giấy kim tuyến, giấy ảnh.
- …………
Xem thêm các bài viết khác:
Rác tái chế và bạn có thể tái chế rác tại nhà như thế nào?
Phân theo kích thước với người sử dụng như các loại giấy khổ A0, A1, A2 thường sử dụng cho thiết kế, bản vẽ kỹ thuật. Khổ A3 phổ biến hơn khi sử dụng để in ảnh. Khổ A4, A5 được sử dụng in ấn văn bản, tài liệu thông thường.
- Khổ Ao: 841 x 1189 mm
- Khổ A1: 594 x 841 mm
- Khổ A2: 420 x 594 mm
- Khổ A3: 397 x 420 mm
- Khổ A4: 210 x 397 mm
- Khổ A5: 148 x 210 mm
Xem thêm:
Bạn sử dụng giấy phổ biến và thường xuyên nhưng để sản xuất giấy thì cần những nguyên liệu gì?
-
Nguyên liệu từ gỗ:
Hàng năm, một số địa phương trong nước như Thái Nguyên, Quảng Nam, Đồng Nai,… thường có diện tích trồng rừng (so với điện tích đất canh tác nông nghiệp) thì tương đối cao. Những loại cây nào thường được trồng để làm nguyên liệu sản suất giấy:
- Cây keo lai: Thường được trồng và khai thác với chu kỳ khai thác 5 năm/ lần. Thân gỗ thẳng, tròn đều. Trung bình một cây gỗ cao từ 25-30m. Đây là loại cây ưa sáng, gặp điều kiện thuận lợi, đầy đủ yếu tố môi trường thì cây keo lai phát triển rất nhanh, thời gian khai thác nhanh hơn. Cây keo ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho quá trình sản xuất giấy thì còn giúp cải tạo đất, chống xói mòn, chống cháy rừng.
- Cây bạch đàn: Hay còn gọi là Khuynh Diệp. Là cây nào có nguồn gốc từ Úc và được du nhập vào Việt Nam trồng vào năm 1950 thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Giai đoạn mà Pháp bóc lột thực địa đã đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp để khai thác trong đó có bạch đàn. Bạch đàn là loại cây gỗ lớn, lá hình lưỡi liềm. Tại Việt Nam, loài cây này có 10 loài trong gần 700 loài Bạch đàn đang có mặt trên thế giới như: Bạch đàn đỏ, bạch đàn trắng, Bạch đàn lá nhỏ, Bạch đàn chanh, Bạch đàn Mai đen,…
- Cây cừ tràm: Nguồn gốc từ Úc với thân gỗ, có vỏ mềm xốp, lá dẹt màu xanh. Hiện nay, có khoảng từ 200 – 235 loại tràm trên thế giới. Là loại cây dễ trồng, không kén đất. Cây tràm chịu nước tốt, có thể sống tốt tại những nơi đất bị nhiễm mặn nặng ( có độ chua ph>3). Tốc độ sinh trưởng nhanh có để đạt 2,3 mét một năm. Cây ưa sáng và có bộ tán thưa, tràm có thể tái sinh lại từ hạt, gốc hoặc rễ.
- Cây tre: Cây thuộc họ thân mộc gióng đốt rễ trùm. Cây tre trưởng thành có thể cao từ 10 – 15cm. Việc trồng tre không tốn quá nhiều thời gian, công sức.
- Gỗ thông: Chu kỳ có thể khai thác sản xuất giấy khoảng 20 năm. Tuy nhiên, quá trình sản xuất giấy từ gỗ thông vô cùng tốn kém công sơ chế gỗ. Do thời gian chăm sóc và nhiều loại gỗ thông rất quý thế nên gỗ thông hạn chế sử dụng sản xuất gỗ.
-
Nguyên liệu từ giấy tái chế
Rất nhiều loại gỗ được giới thiệu bên trên để sản xuất giấy nhưng nhu cầu sử dụng giấy cao rất nhiều. Vậy những loại giấy nào đã qua sử dụng thì làm như thế nào? Giấy báo, giấy in hai mặt, giấy carton,… chúng ta có thể thu gom và tận dụng lại bán phế liệu. Những cơ sở phế liệu này chuyển đến nhà sản xuất giấy và tạo thành bột giấy. Vòng đời giấy đã qua sử dụng được tái sinh trở về sứ mệnh có thể làm giấy kraft, sản xuất túi giấy.
Chúng tôi hy vọng sau bài viết này bạn có trách nhiệm hơn với nguồn giấy mình đang sử dụng một cách thiết thực nhất. Mang đến cơ sở thu mua phế liệu để tận dụng hết giấy tái chế bạn nhé!